17 TÁC PHẨM, CỤM TÁC PHẨM, CÔNG TRÌNH, CỤM CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP CƠ SỞ HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM ĐỀ NGHỊ LÊN HỘI ĐỒNG CẤP CHUYÊN NGÀNH QUỐC GIA XÉT TẶNG "GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC" VỀ VHNT NĂM 2021, CHUYÊN NGÀNH NHIẾP ẢNH:
|
STT
|
Tên và mô tả về tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình
|
Tên tác giả hoặc đồng tác giả
|
1
|
2
|
3
|
1.
|
Công trình sách ảnh: Họ đã sống như thế
Cuốn sách kể về câu chuyện của gần 100 nhân vật khuyết tật của Việt Nam, những người anh hùng thầm lặng. Họ tàn nhưng không phế, luôn biết đối diện vượt lên trên những nghịch cảnh của cuộc sống góp nên giá trị vĩnh cửu để ca ngợi con người thấm đẫm tính nhân văn trong cuộc sống.
|
NGUYỄN Á
(Tp. Hồ Chí Minh)
|
2.
|
Cụm tác phẩm (4 ảnh): Giải phóng Quảng Trị
1. Ngày đầu chiến thắng Quảng Trị năm 1972.
2. Tiếp đạn cho trận đánh trên đồi cao.
3. Giải phóng Căn cứ Pháo binh Mai Lộc.
4. Bộ đội Đoàn Xung kích 241 hành quân vào Quảng Trị.
5. Pháo cao xạ đoàn Hồng Lĩnh chiếm lĩnh trận địa.
|
NGUYỄN XUÂN ÁT
(Hà Nội)
|
3.
|
Cụm tác phẩm (6 ảnh):
Chân dung các phi công anh hùng LLVT được Bác Hồ khen ngợi và thưởng huy hiệu của Bác.
1. Trung tướng Trần Hanh bắn rơi 01 máy bay Mỹ, Bác thưởng 01 huy hiệu.
2. Đại tá Nguyễn Văn Bảy bắn rơi 07 máy bay Mỹ, Bác thưởng 7 huy hiệu.
3. Trung tướng Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 9 máy bay Mỹ, Bác thưởng 9 huy hiệu.
4. Thiếu tướng Mai Văn Cương bắn rơi 8 máy bay Mỹ, Bác thưởng 8 huy hiệu.
5. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị bắn rơi 8 máy bay Mỹ, Bác thưởng 8 huy hiệu.
6. Thượng tướng Phạm Thanh Ngân anh hùng LLVT, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, bắn rơi 8 máy bay Mỹ, Bác thưởng 8 huy hiệu.
|
NGUYỄN XUÂN ÁT
(Hà Nội)
|
4.
|
Cụm tác phẩm (10 ảnh):
Nam bộ Thành đồng Tổ quốc
1. Thanh niên xung phong tỉnh An Giang lên đường tiếp viện cho bộ đội chủ lực, Đông xuân 1967-1968.
2. Nhân dân huyện Châu Thành, Tây Ninh vận chuyển vũ khí phục vụ đợt tổng tiến công lần thứ 2, 1968.
3. Nhân dân Đồng Tháp Mười tải đạn ra hỏa tuyến, 1967.
4. Chèo xuồng đưa vũ khí tới mặt trận 1968.
5. Vượt suối Tây Ninh 1967.
6. Bộ đội địa phương miền Đông Nam bộ bước vào tổng tiến công đợt 2, tháng 5/1968.
7. Dũng sĩ Đựng Văn Hướng diệt 8 lính Mỹ trong một trận giáp chiến, 1968.
8. Quân giải phóng đánh gục xe tăng Mỹ, 1968.
9. Du kích vùng Bảy Núi chặn đánh địch, 1967.
10. Du kích Tây Ninh bắn rơi máy bay Mỹ, 5/1966.
|
NGUYỄN ĐẶNG
(TP Hồ Chí Minh)
|
5.
|
Tác phẩm đơn:
Dẫn dòng điện xanh: Tại công trình Nhà máy điện gió Bạc Liêu, hai công nhân đang thao tác kỹ thuật kết nối mạng lưới điện quốc gia.
|
LÂM HOÀNG THANH LIÊM
(Bạc Liêu)
|
6.
|
Cụm tác phẩm (5 ảnh):
1. Em có ý kiến:
- Một thông điệp gửi đến các bậc cha mẹ, người lớn hãy lắng nghe lời con trẻ để hiểu rõ tâm tư, những hoài bão, khát vọng của chúng. Vì đó là thế hệ tương lai.
- Ảnh được gọi là “kiệt tác” do khoảnh khắc ghi hình, bố cục chặt, ánh sáng đẹp, là một trong 100 tác phẩm được báo Sài Gòn giải phóng chọn in 2003 với tên gọi “Những kiệt tác sống cùng năm tháng” thế kỷ XX.
2. Công nhân Hà Nội đi làm thời chống Mỹ:
Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch. Sống làm việc ở “Trung tâm” một nền văn hóa cội nguồn nên luôn thể hiện khí phách trước kẻ thù ở mọi thời đại. Có thể nói suốt những năm tháng chống chiến tranh bằng không quân của Mỹ, người Hà Nội dù là thợ dệt trong xưởng máy, dân quân tự vệ ở công trường, đồng ruộng không lúc nào rời cây súng, đã góp phần giăng lưới lửa khi máy bay Mỹ vào đánh phá làm cho kẻ thù khiếp sợ. Tác phẩm đã được đăng trên báo những năm chống Mỹ, đăng trong tập ảnh tuyển chọn “1000 năm Thăng Long - Hà Nội”; Gần đây đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chọn, là một trong 10 tác giả ảnh có giá trị tư liệu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
3. Trên nóc tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ngày 30/4/1975:
- Đây là một trong 30 tác phẩm mang đậm đấu ấn lịch sử được Hội NSNAVN chọn nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 147/SL thành lập “Doanh nghiệp quốc doanh chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam (15/3/1953-15/3/2003)”.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975, quân dân cả nước đã thực hiện trọn vẹn điều mong muốn tột cùng của Bác Hồ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.
- Tham gia chiến dịch vào giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975, tôi nung nấu phải ghi được hình ảnh gì đó nói lên được cách khái quát, cô đọng nhất thắng lợi của ta, thất bại thảm hại của địch.
- Thật may mắn khi vào Tổng nha Cảnh sát đã được một hàng binh lái xe cảnh sát và chiến sĩ Anh ninh vùng chở tôi thẳng đến sứ quán Mỹ. Lùng sục khắp nơi và lên thẳng nóc tòa nhà chỉ còn lại lá quốc kỳ, một vài khẩu súng và hàng trăm viên đạn vung vãi.
- Trong tiềm thức, quốc kỳ là biểu tượng là hồn thiêng của mỗi quốc gia. Việc “bỏ của chạy lấy người” đây là sự xỉ nhục của thất bại, nhất là Mỹ, một cường quốc luôn kiêu hãnh!!!
- Bức ảnh dù là ghi chép, nhưng giá trị của nó là vô cùng!.. Tôi đã không bỏ lỡ ghi lại khoảnh khắc này. Tôi hy vọng bức ảnh sẽ là mãi mãi.
4. Các cháu học sinh xuống hào khi có báo động máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời.
5. Các chiến sĩ công an vũ trang bắn máy bay Mỹ ném bom phá hoại kho xăng Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội.
|
TRẦN XUÂN LIỄU
(Hà Nội)
|
7.
|
Cụm tác phẩm (08 ảnh):
Phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cứu nước
1. Ngày 18/12/1972 Mỹ ném bom ga Hà Nội.
2. Nữ tự vệ trực chiến sãn sàng chiến đấu.
3. Nữ tự vệ xí nghiệp bánh kẹo trực chiến trên nóc phố Hà Nội.
4. Nữ tự vệ Nguyễn Thị Hoa đơn vị săn máy bay tầm thấp bắn cháy F4 máy bay Mỹ tại Quảng Bình.
5. Nữ tự vệ săn máy bay tầm thấp bắn trả máy bay Mỹ bầu trời Quảng Bình.
6. Nữ tự vệ đơn vị săn máy bay tầm thấp bắn trả máy bay Mỹ xâm phạm Quảng Bình.
7. Tiếng hát át tiếng bom đơn vị Thanh niên xung phong Hà Tĩnh.
8. Đơn vị Thanh niên xung phong Hà Nội tăng cường phía Nam.
|
NGUYỄN HỮU LỘC
(Tp. Hồ Chí Minh)
|
8.
|
Cụm tác phẩm (6 ảnh):
Hậu phương với tiền tuyến
1. Nghiêng đồng đổ nước ra sông.
2. Sẵn sàng chiến đấu.
3. Được mùa.
4. Được nắng: Sân kho hợp tác xã Gia Tân.
5. Bỏ kè Nghi Xuyên.
6. Cánh đồng khoai tây vụ đông (HTX Tiền Tiến, Thanh Hà, Hải Dương).
|
NGUYỄN HOÀNG NẪM
(Hưng Yên)
|
9.
|
Cụm tác phẩm (5 ảnh):
Dấu ấn lịch sử Hải quân VN chống Mỹ
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Tháng 2/1969, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, trao cờ và chúc mừng đơn vị đặc công nước Đoàn 126 Hải quân Việt Nam lập nhiều chiến công xuất sắc đánh chìm nhiều tàu chiến Mỹ - Ngụy trên chiến trường miền Nam góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước tại Quảng Yên.
2. Hải quân Việt Nam đánh thắng Mỹ trận đầu ngày 2/8/1964
- Phân đội 3 tàu phóng ngư lôi Đoàn 172 Hải quân (gồm 3 tầu: 333; 336; 339) do Trung úy phân đội trưởng Nguyễn Văn Bột chỉ huy xuất kích từ căn cứ Hạ Long dũng cảm, mưu trí đánh đuổi tàu chiến khu trục Ma Đốc, và bắn rơi máy bay Mỹ xâm phạm Hải phận miền Bắc Việt Nam (Mỹ vu khống đây là sự kiện Vịnh Bắc bộ).
3. Phân đội 7 Hải quân đơn vị anh hùng
- Cùng với quân dân Nam Ngạn Hàm Rồng chiến đấu dũng cảm bắn rơi nhiều máy bay Mỹ bảo vệ Hàm Rồng, bảo vệ con đường vận tải huyết mạch chi viện sức người, sức của cho chiến trường Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tháng 8/1967.
4. Tàu vận tải không số đoàn 125 Hải quân Việt Nam mở chiến dịch Đường Hồ Chí Minh trên biển
- Con đường huyền thoại của Hải quân mưu trí, cảm tử vận chuyển hàng vạn tấn vũ khí chi viện các chiến trường miền Nam (1962-1972) góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
5. Đặc công nước hải quân đánh tàu chiến Mỹ- Ngụy
- Các chiến sĩ đoàn 126 đặc công nước hải quân - đơn vị anh hùng đang chuẩn bị thủy lôi HAT-2 thả trôi trên sông Cửa Việt - Quảng Trị đánh tàu chiến Mỹ- Ngụy năm 1969.
|
NGÔ MINH NHẬT
(Hải Phòng)
|
10.
|
Cụm tác phẩm (10 ảnh):
Từ vũ khí thô sơ góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975
1. Phụ nữ xã Tân Long - Ngã Năm cắm chông, tạo địa hình chặn trực thăng “đỗ dò”, càn quét giết hại dân lành.
2. Du kích Ngã Năm luyện tập bắn nạng giàn thun với cách đánh hiệu quả, bức rút giải phóng hàng loạt đồn bót.
3. Du kích xã Long Tân - Ngã Năm phá vỡ cầu chặn địch chi viện.
4. Bộ đội địa phương quân Ngã Năm dùng cối bắn chặn địch cứu viện đồn Cái Nhâm, ta đã làm chủ hoàn toàn.
5. Tỉnh ủy Sóc Trăng triển khai kế hoạch vào Chiến dịch Tổng tấn công giải phóng tỉnh.
6. Các đơn vị lực lượng vũ trang Sóc Trăng hành quân dồn sức cho ngày giải phóng tỉnh 30-4-1975.
7. Những người lính nội tuyến của ta từ phía Sài Gòn chở bộ đội truy bắt bọn ác ôn chưa ra hàng.
8. Giờ chấm hết của chế độ Sài Gòn tại Thị xã Sóc Trăng trưa 30-4-1975. Trong ảnh lính Sài Gòn nộp vũ khí quân trang cho quân giải phóng.
9. Các sĩ quan chế độ Sài Gòn được Chính quyền Cách mạng Sóc Trăng khoan hồng, chiều 30-4-1975.
10. Nhân dân Sóc Trăng hân hoan đón chào Cách mạng, bộ đội giải phóng trong ngày vui Đại thắng.
|
VĂN NGỌC NHUẦN
(Cần Thơ)
|
11.
|
Cụm tác phẩm (11 ảnh):
Hậu Giang - tình quốc tế cao cả trên đất bạn Cam-pu-chia
1. Nhà mồ Ba Chúc, nơi gìn giữ 1.159 bộ hài cốt trong tổng số 3.157 người bị bọn Pôn Pốt thảm sát từ (18-4-1978 đến 30-4-1978).
2. Chiến tranh Biên giới Tây Nam do bọn Pôn Pôt gây hấn. Bà Mẹ Hậu Giang lại tiếp tục tiễn con lên đường làm nghĩa vụ Quốc tế Cam-pu -chia.
3. Nhân dân Hậu Giang tiễn những người thân vào bộ đội cứu dân nhân Cam-Pu-Chia thoát khỏi nạn diệt chủng của bọn Pôn Pốt vô nhân tính.
4. Luyện rèn sức cho cuộc hành trình giúp bạn Cam-pu-chia thoát nạn diệt chủng (1980).
5. “Mặc cho dốc núi đèo cao”, bộ đội Hậu Giang hành quân xuyên rừng núi tỉnh Công-Pông-Chnăng truy quét bọn Pôn Pốt (1980).
6. Đơn vị Trinh sát Tiểu đoàn Tây đô Hậu Giang làm nhiệm vụ trên dãy núi URan-Cam-pu -chia (1980).
7. Đơn vị Tiểu đoàn Phú Lợi Hậu Giang nấu cơm trên cây lúc hành quân vào mùa nước nổi Biển Hồ (1980).
8. Đưa dân về với bản làng ổn định cuộc sống (huyện 16 tỉnh Công-Pông-Chnăng 1983).
9. Bà mẹ ở tỉnh Công-Pông-Chnăng, gia đình bị bọn sát nhân Pôn Pốt giết hết, Mẹ sống cùng với bộ đội Hậu Giang tại Công-Pông-Chnăng suốt những năm 1980.
10. Phút quyến luyến của Lãnh đạo, Chỉ huy quân đội Cam-pu-chia tiễn đưa bộ đội VN hoàn thành nghĩa vụ Quốc tế về nước (1989).
11. Trao thưởng cho người có công góp phần làm nghĩa vụ Quốc tế Cam-pu-chia trở về năm 1989 tại Sân vận động Hậu Giang.
|
VĂN NGỌC NHUẦN
(Cần Thơ)
|
12.
|
Cụm tác phẩm (5 ảnh):
Địch phá, ta cứ đi
Bị thua đau ở miền Nam, không quân Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc, tập trung vào giao thông, vận tải. Với khẩu lệnh “Địch phá ta cứ đi” quân dân ta sửa lại cầu, đường, làm thêm nhiều tuyến mới, tăng cường lực lượng vận tải lương thực, vũ khí vào miền Nam.
1. Đường ra tiền phương
2. Địch phá ta cứ đi
3. Băng qua bom đạn địch trên kênh nhà Lê, các đoàn thuyền chở lương thực từ Hà Nam Ninh vào khu 4.
4. Tỉnh Nam Hà nổi tiếng trong việc đảm bảo giao thông vận tải chống Mỹ, sáng tạo nhiều loại cầu bằng vật liệu khác nhau. Có nơi địch đánh sập 1 cầu, ta có ngay 2 cầu thay thế.
5. Cầu phao bằng thuyền nan có tải trọng lớn là cây cầu tre duy nhất trong chiến tranh chống Mỹ. Người dân vùng chiêm trũng Nam Hà đều tham gia làm cầu, thực hiện cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện.
|
ĐINH QUANG THÀNH
(Hà Nội)
|
13.
|
Cụm tác phẩm (02 ảnh):
Cầu người
1. Không thể vượt qua suối Nhun khi mưa lũ kéo về.
2. Đội Thanh niên Xung phong C20-12 lấy thân làm trụ cầu đưa thương binh về Trạm quân y Chiến khu D cứu chữa.
Tây Ninh - (Mậu Thân 1968).
|
PHẠM VĂN THÍNH
(Tp. Hồ Chí Minh)
|
14.
|
Cụm tác phẩm (5 ảnh):
Trên vành đai thép Tây Ninh
1. Quân giải phóng Bắc Tây Ninh đạp lên xác thù xốc tới.
2. Chiếc máy bay thứ 7 thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 của Mỹ bị quân giải phóng Tây Ninh bắn rơi, lính kỵ binh cũng bị bắt tại trận (11/11/1968).
3. Bị thương vẫn bám trụ chiến đấu. Các chiến sĩ quân giải phóng mặt trận Thiện Ngôn (Tây Ninh) năm 1968.
4. Nữ pháo thủ súng cối Nguyễn Thị Định (Tây Ninh) đánh 40 trận pháo kích, lập công xuất sắc trong năm Mậu Thân 1968.
5. E.Berger Cary thuộc Tiểu đoàn 6, cụm vận tải 48 Long Bình bị bắt trong trận quân Giải phóng diệt 28 xe quân sự Mỹ trên đường 22, đoạn từ ngã 3 đất sét đi Dầu Tiếng (13/6/1969).
|
PHẠM VĂN THÍNH
(Tp. Hồ Chí Minh)
|
15.
|
Cụm tác phẩm (6 ảnh):
Tiêu diệt và Bắt sống xe tăng giặc
1. Đoàn xe tăng giặc vượt biên giới vào lãnh thổ nước ta, vừa lọt vào ổ phục kích của quân dân Cao Bằng với lợt B40 đầu tiên, chiếc xe tăng đi đầu bị hất tung tháp pháo2. Bắn gục xe tăng địch.
2. Chiếc thứ hai hốt hoảng rúc vào bụi rậm trốn thoát, nhưng vẫn không tránh khỏi số phận, bị tiêu diệt.
3. Chiếc thứ ba trúng đạn B40, bánh xích bị nát băm, tên giặc lái vừa thoát ra khỏi xe đã bị bắn gục, phơi thây trên trận địa.
4. Chiếc thứ 4, hoảng loạn trước sức tấn công của quân ta, định quay đầu bỏ chạy liền bị bắn trúng chiếc xe và nòng pháo chúi đầu xuống ruộng sâu.
5. Chiếc thứ 5 bỏ chạy lên đồi cao, nhưng không thoát, toàn bộ xe bị bắn nát tan tành.
6. Toàn bộ đoàn xe tăng của giặc bị quân ta tiêu diệt, một chiếc còn nguyên vẹn bị quân ta bắt sống.
|
TRẦN MẠNH THƯỜNG
(Hà Nội)
|
16.
|
Cụm tác phẩm (09 ảnh):
Sự giản dị hiếm thấy của một vĩ nhân
1. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm và trồng cây lưu niệm tại sân trường Quốc học - Huế, để tưởng nhớ đến công ơn các thầy cô.
2. Sau ngày 30/4/1975, Đại tướng về thăm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thiếu tướng Lê Nam Khánh giới thiệu với Đại tướng về từng cán bộ, chiến sĩ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
3. Sau khi đến viếng đền Bến Dược và thăm địa đạo Củ Chi, Đại tướng thanh thản nghỉ trưa trên chiếc võng thời chiến, mắc dưới rặng tre xanh mát của quê hương đất thép Củ Chi.
4. Trở lại Tân Trào lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm hỏi tường tận đời sống gia đình từng người dân bản.
5. Tại lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Hát Môn - Phúc Thọ - Hà Nội, một lão nông thay mặt dân làng tặng Đại tướng đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng đối với người có công với dân, với nước.
6. Đại tướng nói chuyện thân mật với nhà văn quân đội, Đại tá Hữu Mai, ngay tại hành lang Bảo tàng Tân Trào.
7. Trên đường về thăm Hà Tuyên, Đại tướng ghé vào uống trà tại một quán nước ven đường của chị Nguyễn Thị Tỉnh.
8. Trong dịp nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, anh Lê Sự thợ hớt tóc đã cắt tóc cho Đại tướng.
9. Sáng sáng, hàng ngày, sau khi làm một vài động tác xoa bóp chân tay, để điều hòa khí huyết, Đại tướng ra đường thả bộ, hít thở không khí trong lành.
|
TRẦN TUẤN
(Hà Nội)
|
17.
|
Tác phẩm đơn:
Ngày trở về
|
LÊ VẤN
(Quảng Nam)
|